Trong các trường học, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng. Hơn hết là định lượng khẩu phần ăn một cách khoa học của các em học sinh, không chỉ giúp cho các con phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần mà còn nâng cao sức khỏe, đáp ứng đủ năng lượng cho một ngày học tập và hỗ trợ chiều cao, cân nặng.
Bài viết này sẽ hướng dẫn các nguyên tắc và tiêu chí để định lượng khẩu phần ăn cho học sinh một cách hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò then chốt trong việc phát triển thể chất và trí tuệ của học sinh. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết giúp học sinh luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng để học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Do vậy phải đảm bảo vừa đủ không ăn quá nhiều hoặc quá ít để tránh xảy ra các vấn đề không tốt như thiếu dinh dưỡng hay thừa cân béo phì. Đặc biệt, trong môi trường trường học, việc duy trì một khẩu phần ăn hợp lý giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Để đảm bảo học sinh nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện, khẩu phần ăn của các em cần được cân đối về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về lượng dinh dưỡng cần thiết cho khẩu phần ăn học sinh theo từng độ tuổi và nhu cầu phát triển.
Nhu cầu năng lượng của học sinh thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất. Khuyến nghị về năng lượng hàng ngày:
Tìm hiểu bữa ăn của học sinh cần có đủ 4 nhóm thực phẩm và đa dạng nhiều loại thực phẩm, bảo đảm nhu cầu cả về số lượng, chất lượng và tỉ lệ cân đối của các thành phần dinh dưỡng: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Sự cân đối giữa các nhóm thực phẩm này sẽ đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, sạch và an toàn. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa. Đặc biệt, nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết.
3.1 Nhóm cung cấp chất đạm:
Cung cấp các acid amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Các chất đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa....) thường có đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối. Ngoài ra, các thức ăn thực vật như đậu đỗ, vừng, lạc cũng là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng cho cơ thể.
Protein cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa cơ bắp, cũng như hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Lượng protein khuyến nghị hàng ngày:
3.2 Nhóm thức ăn cung cấp chất bột (đường):
Ngũ cốc thường được làm thức ăn cơ bản như gạo, ngô, khoai, sắn, mì... và là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn.
Ngoài ra, ngũ cốc còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1. Vitamin B1 thường nằm ở lớp vỏ ngoài của hạt gạo, nếu gạo xay sát quá kỹ sẽ làm vitamin này giảm đi đáng kể. Carbohydrate cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày và học tập. Khuyến nghị hàng ngày là khoảng 45-65% tổng năng lượng đến từ carbohydrate.
3.3 Nhóm thức ăn cung cấp chất béo
Bao gồm dầu ăn, mỡ, lạc, vừng... là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo cần thiết cho cơ thể.. Khuyến nghị hàng ngày là khoảng 25-35% tổng năng lượng đến từ chất béo. Nên ăn cả dầu và mỡ trong đó chất béo không bão hòa (dầu oliu, dầu hạt cải, dầu cá) nên chiếm ưu thế. 3.4 Nhóm thức ăn cung cấp vitamin và chất khoảng: Bao gồm rau xanh và quả chín.
Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất chủ yếu cho cơ thể. Các loại rau, quả có màu vàng, đỏ có nhiều tiền chất vitamin A, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay có nhiều vitamin C, sắt và canxi...
Cần lưu ý là vitamin C sẽ bị giảm khi rau bị dập nát. Vì thế bữa ăn gia đình nên sử dụng rau tươi, ăn ngay sau khi nấu xong là cách tốt nhất để bảo toàn lượng vitamin C trong rau.
Theo quy định của Bộ giáo dục thì bữa ăn bán trú của trường mẫu giáo cung cấp khoảng 55-60% nhu cầu năng lượng của cơ thể trẻ trong 1 ngày. Đối với những trường tiểu học không ăn bán trú hoặc ăn bán trú không có bữa phụ. Cha mẹ cần đảm bảo cung cấp tối thiểu cho trẻ đủ 3 bữa chính, không để trẻ nhịn ăn sáng đi học.
Bữa sáng và bữa trưa cung cấp 35% và bữa tối cung cấp 30% nhu cầu năng lượng của cả ngày. Đối với những trường tiểu học ăn bán trú có bữa phụ có thể phân bố thành 4 bữa: Bữa sáng năng lượng từ 25-30%, bữa trưa năng lượng từ 30-40%, bữa xế chiều năng lượng từ 5-10%, bữa tối năng lượng từ 25-30% nhu cầu năng lượng cả ngày.
Thực đơn 1:
Thực đơn 2:
Thực đơn 3:
4. Kết luận
Việc định lượng khẩu phần ăn hợp lý cho học sinh không chỉ giúp các em phát triển khỏe mạnh mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng khoa học và lựa chọn thực phẩm chất lượng, chúng ta có thể đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và phong phú cho thế hệ tương lai. Hãy luôn nhớ rằng, một chế độ dinh dưỡng tốt là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và hạnh phúc cho các em học sinh.
Suất ăn công nghiệp Nguyên Khang chúng tôi cam kết mang đến những bữa ăn chất lượng và dinh dưỡng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các em học sinh và góp phần vào sự phát triển toàn diện của các em.
Share:
Thông tin liên hệ
Chuyên nghiệp – Tận tâm
Chi phí hợp lý
dịch vụ uy tín
Công ty TNHH SX TM DV Nguyên Khang
Trụ sở chính: 2.12 Cao ốc KP, 67 Huỳnh Thiện Lộc, P Hòa Thạnh, Q Tân Phú, TPHCM
Nhà máy SX: 229/5 Liên Khu 4-5, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Hotline: 093 820 2829 (zalo) – Điện thoại: (028) 37 673 746
Email: lienhesuatancongnghiep@gmail.com